Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Âm vang sử Việt
Tư đồ Trần Nguyên Hãn
Trần Nguyên Hãn sinh ra ở trang Sơn Đông, phủ Vĩnh Tường, nay là xã Sơn Đông huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc; là con ông Trần Án và bà Lê Thị Hoàn, là cháu nội của Tư đồ Trần Nguyên Đán - nhà thiên văn và lịch pháp nổi tiếng cuối thời Trần.

 


Thuở nhỏ, Trần Nguyên Hãn rất thông minh, học đâu nhớ đấy và ngày càng tỏ rõ là người có chí lớn. Sinh ra trong hoàn cảnh rất khó khăn, Trần Nguyên Hãn được mẹ nuôi nấng và dạy dỗ nên người. Bà đã rau cháo nuôi con ăn học, mua binh thư cho con nghiền ngẫm; bà khuyên con chịu khó học hành, rèn văn, luyện tập võ nghệ để giúp ích cho đời.

 

Trần Nguyên Hãn lớn lên trong cảnh quân Minh đã chiếm được nước ta, chúng thi nhau cướp bóc, giết hại dân lành. Thấy con trưởng thành và có ý chí, bà Lê Thị Hoàn đã trao cho con thanh kiếm gia truyền của cụ bảy đời là Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải.

 

Trần Nguyên Hãn đã bí mật chiêu tập trai tráng trong vùng Sơn Đông, lấy Rừng Thần làm nơi luyện tập để chờ thời cơ đánh giặc, cứu nước. Trong bối cảnh nhà Trần suy tàn, Trần Nguyên Hãn đã suy nghĩ kỹ rằng, con đường ông chọn không phải là con đường theo nhà Hậu Trần xướng nghĩa, mà là con đường chống giặc vì dân vì nước, vì phúc lành của muôn họ. Trần Nguyên Hãn được dân chúng che chở, đêm đêm chong đèn đọc binh thư, ngày quẩy dầu đi khắp vùng dò xét nội tình giặc, khích lệ lòng ái quốc trong dân chúng, ngấm ngầm thu phục nhân tâm, mưu việc lớn.

 

Năm 1415, Trần Nguyên Hãn đã dẫn đầu một đội quân, hạ được thành Tam Giang, làm cho quân Minh phải kinh hồn bạt vía. Nghĩa quân Trần Nguyên Hãn đã làm chủ cả vùng Bạch Hạc (Vĩnh Phúc).

 


 

Gần tết năm Mậu Tuất (1418), trong lúc Lê Lợi, Nguyễn Trãi và trên ba chục võ tướng đang dốc sức cho ngày khởi sự, thì một tin vui chợt đến: danh tướng Trần Nguyên Hãn, người đã từng làm cho quân Minh nghe oai danh kinh hồn, vừa đem gần hai trăm quân cùng cả trăm ngựa chiến từ vùng Bạch Hạc về tụ nghĩa. Lê Lợi và các tướng quân ra đón Trần Nguyên Hãn và nghĩa quân Rừng Thần. Ngày hôm sau, Lê Lợi đón nhận thanh kiếm quý gia truyền của Trần Nguyên Hãn dâng lên như đón nhận từ tay Tướng quốc Thái uý Trần Quang Khải. Tin vui và câu chuyện cảm động đầy ý nghĩa ấy như mở cờ cho lòng nao nức xuất trận của nghĩa quân Lam Sơn.

 

Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2- 1418), trong cảnh tết tưng bừng mùa xuân mới, Lê Lợi tự xưng là Bình Định vương, truyền hịch đi các nơi kêu gọi dân chúng nổi dậy hưởng ứng. Trần Nguyên Hãn, con người nặng lòng yêu nước thương dân, có chí lớn, có tầm nhìn xa trông rộng, viên dũng tướng giỏi thao lược và táo tợn, được Lê Lợi phong làm Tư đồ, đứng đầu hàng quan võ. Gặp được người minh chủ có chí lớn trùm thiên hạ, có được bên cạnh những người đồng sự văn võ kiêm toàn, có tài kinh bang tế thế như Nguyễn Trãi, tài năng của Trần Nguyên Hãn như được nhân lên gấp bội. Ở cương vị của mình, kể từ ngày dấy binh, Trần Nguyên Hãn đã dốc lòng giúp Lê Lợi bàn định mưu lược. Và nơi nào gặp khó khăn, chỗ nào giặc tập trung liều chết chống lại, đặc biệt là những trận lớn phải giành cho kỳ thắng, Lê Lợi đều phái Trần Nguyên Hãn đích thân đem quân đi đánh.

 

Tháng 7 năm Ất Tỵ (1425), vâng lệnh Bình Định vương, Trần Nguyên Hãn cùng Thượng tướng Lê Nỗ, Chấp lệnh Lê Đa Bồ đem hơn một ngàn quân theo hướng núi tiến vào Tân Bình, Thuận Hóa để mở rộng địa bàn hoạt động và để nghĩa quân tránh thế bị đánh cả hai đầu. Quân của Trần Nguyên Hãn vừa vượt qua sông Cố Chính (tức sông Gianh) thì gặp đại binh của giặc do hổ tướng Nhậm Năng đốc xuất đi chặn nghĩa quân. Tình thế trở nên rất phức tạp. Song, do mưu trí và tài chỉ huy tuyệt vời của mình, Trần Nguyên Hãn đã đưa quân Minh vào thế trận của nghĩa quân Lam Sơn. Trận chiến diễn ra rất quyết liệt và nhanh chóng. Tướng giặc Nhậm Năng bị chém chết, hơn một nghìn tên giặc bị giết. Ngay chiều hôm ấy 70 chiến thuyền chở đầy nghĩa quân do Lê Ngân đốc suất cũng đã tới. Trần Nguyên Hãn liền thống suất toàn quân thủy bộ không nghỉ ngơi, tiếp tục lên đường. Quân đi đến đâu, dân chúng nô nức ra đón chào hưởng ứng. Nghĩa quân khí thế tưng bừng, lại có tướng giỏi chỉ huy nên chỉ có ít ngày, toàn hộ vùng đất Tân Bình, Thuận Hóa (trừ hai thành Tân Bình, Thuận Hóa) đã được khôi phục. Theo lệnh của Trần Nguyên Hãn, nghĩa quân mở kho lương của giặc cấp phát cho dân những nơi có nạn đói. Nhân dân trong vùng vô cùng cảm ơn cứu mệnh của nghĩa quân Lam Sơn, hâm mộ tài đức của Trần Nguyên Hãn, hai vạn trai tráng các nơi lũ lượt kéo đến xin theo nghĩa quân. Thành Tân Bình, Thuận Hóa của giặc bị quân dân chen vai thích cánh bủa vây, bức đầu hàng.

 

Người đời sau làm thơ ca ngợi chiến công của Trần Nguyên Hãn ở Tân Bình, Thuận Hóa như sau:

 

Đàn giao Bắc Lỗ tàn vô địa

Tiện thị Đông A hiệt hữu thiên

Nguyệt ánh Lam Sơn, thiên tử kiếm

Triền thanh lính thủy tướng quân thuyền.

 

Dịch:

 

Giặc Minh hết đất dụng thân

Trời riêng còn để họ Trần tiếng thơm

Tráng Lam lấp lánh bóng gươm

Sông Linh (sông Gianh) sóng nhạc xuôi buồm tướng quân.

 

Trong đợt phản công đánh quân Minh, Trần Nguyên Hãn được cử thống lĩnh các lực lượng thuỷ binh, từ cửa sông Hát tiến lên Đông Bộ Đầu (nay là khu vực dốc Hàng Than, đầu cầu Long Biên, Hà Nội) để phối hợp với hai đạo quân khác, tấn công ồ ạt vào lực lượng của Vương Thông. Trận này, cánh quân do ông chỉ huy đã thu được hơn một trăm chiến thuyền của giặc cùng vô số vũ khí và các thứ quân trang. Bởi chiến công này, mùa thu năm 1427, ông được Bình Định vương Lê Lợi phong hàm Thiếu úy.

 

Tháng 1 năm 1427, nhà Minh huy động 15 vạn quân, chia làm hai đạo kéo vào nước ta chi viện cho quân Vương Thông nhằm giành lại thế chủ động để tiêu diệt nghĩa quân. Đạo thứ nhất do An Viễn hầu Liễu Thăng và Lương Minh, Thôi Tụ chỉ huy theo đường Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Kiều Quốc công Mộc Thạnh và Từ Hanh, Đàm Trung chỉ huy theo đường Vân Nam tiến vào.

 

Lê Lợi cho triệu các tướng lĩnh đến bản doanh, rồi theo kế của quân sư Nguyễn Trãi đã nhận định: “Viện binh bị phá thì thành tất phải hàng, làm một việc mà được cả hai, đó mới là kế vẹn toàn”. Và Lê Lợi quyết định phải hạ thành Xương Giang trước khi viện binh của Liễu Thăng đến.

 

Lại một lần nữa, Trần Nguyên Hãn vâng lệnh Lê Lợi đem quân đến một mặt trận khó khăn và quan trọng. Vừa đến Xương Giang, Trần Nguyên Hãn đã ra sức khích lệ quân dân quyết hạ thành bằng được. Là người tinh thông binh pháp và có tài dụng binh, sau khi đi xem xét địa thế, Trần Nguyên Hãn đã có một kế sách đánh thành táo bạo.

 

Ngày 8 tháng 9 năm Đinh Mùi (1427), trận đánh thần diệu đặt dưới quyền thống lĩnh của Trần Nguyên Hãn đã diễn ra quyết liệt và nhanh chóng. Lòng dũng cảm của nghĩa quân Lam Sơn và dân chúng đã buộc quân giặc phải quỳ gối đầu hàng, tướng giặc là bọn Lý Nhậm và Kim Dận đều phải tự sát. Chiến trận diễn ra chưa đầy một giờ. Các tướng giặc đều bị bắt sống và bị giết trong đám loạn quân.

 


 

Theo lệnh của Lê Lợi, Trần Nguyên Hãn lại một lần nữa thể hiện tài cầm quân xuất chúng của mình. Ngày 20 tháng 9 năm Đinh Mùi (10- 10- 1427), Liễu Thăng kiêu ngạo tự đốc xuất quân tiên phong từ ải Pha Luỹ tràn xuống Chi Lăng. Lập tức Trần Nguyên Hãn, Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Trần Lựu... nhử Liễu Thăng sa vào trận địa mai phục, tướng Trần Lựu đã chém được đầu Liễu Thăng ở núi Mã Yên. Các trận đánh ác liệt diệt viện binh diễn ra suốt tuyến đường từ Chi Lăng về Xương Giang. Nghĩa quân Lam Sơn dưới sự chỉ huy của viên dũng tướng tài giỏi, dày dạn kinh nghiệm, chỉ trong 25 ngày đã đánh bại 10 vạn binh hùng tướng mạnh của nhà Minh, chém chết và bắt sống hầu hết tướng giặc. Trong các chiến công ấy, Trần Nguyên Hãn nổi lên như một ngôi sao sáng.

 

Mười vạn binh của Liễu Thăng bị đại bại, đạo quân của Mộc Thạnh không đánh mà tan. Vương Thông cùng kế phải “xin hòa”.

 

Ngày 22 tháng 11 năm Đinh Mùi (16- 12- 1427), ở ngoài cửa thành Đông Quan, bọn Vương Thông mở cửa thành lúc nhúc chui ra làm lễ tuyên thệ trước mặt Lê Lợi và các tướng nghĩa quân, xin nộp thành để bảo toàn tính mạng rút về nước. Trong tờ hoà ước kể tên những người đầu mục cả nước, thì Trần Nguyên Hãn đứng hàng thứ nhì, liền với tên vua.

 

Tháng 11 năm Mậu Thân (1428), Lê Lợi mở đại hội các văn võ luận công ban thưởng, đã phong cho Trần Nguyên Hãn chức Tả tướng quốc, chức quan võ cao nhất lúc đó và được ban họ vua.

 

Nhưng, trong triều đình nhà Lê, trước sự tranh giành quyền vị của nhiều thế lực và thái độ nghi ngờ của vua Lê Thái Tổ, Trần Nguyên Hãn xin về hưu ở vùng Lập Thạch. Nhà vua chấp nhận và bảo mỗi năm phải về kinh chầu hai lần. Ông về làng làm nhà cửa và đóng thuyền, bị tâu lên vua là mưu phản và bị bắt về triều hỏi tội. Trên đường đến kinh thành, ông nhảy xuống sông tự vẫn. Tất cả ruộng đất, tài sản của ông đều bị tịch thu.

 

Viết về những vụ án công thần thời Lê, các sử thần thời Lê trong Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Nguyên là khi Thái Tổ tuổi già nhiều bệnh tật. Con trưởng là Quận vương Tư Tề thì điên cuồng bậy bạ, còn thái tử Nguyên Long thì còn nhỏ mà Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo đều là các bề tôi mở nước, có công đầu rất được người đương thời trọng vọng. Nguyên Hãn lại là con cháu tông tộc nhà Trần mà Phạm Văn Xảo cũng là người kinh lộ. Vua Thái Tổ lo rằng sau này chúa nhỏ cầm quyền, những người này sẽ có chí khác, nên bề ngoài thì lấy lễ ý tôn sùng trọng vọng, nhưng trong lòng vẫn nghi ngờ. Bọn Đinh Bang Bản, Lê Quốc Khí, Trình Hoàng Bá, Nguyễn Tông Chí, Lê Đức Dư đón biết ý vua, tranh nhau dâng mật sớ khuyên vua nên sớm quyết ý trừ đi. Người mà bọn Lê Quốc Khí không bằng lòng đều bị vu là bè đảng của hai nhà ấy, bị án xử tử và tù giam rất nhiều. Các quan đều sợ miệng chúng”. Sau này vua Thái Tổ hối hận, thương hai người bị oan, lại biết bọn Quốc Khí đều là hạng tiểu nhân xảo quyệt. Đến khi bọn chúng bị tội, vua xuống chiếu bảo các quan rằng: “Bọn Lê Quốc Khí, Trình Hoàng Bá, Lê Đức Dư dầu có tài năng cũng không dùng được nữa, mà trong thần hạ có kẻ mưu phản, cần phải tố cáo cũng không cho bọn ấy được tố cáo. Dư luận không ai là không thỏa lòng”.

 

Đến năm 1455, vua Lê Anh Tông thương ông vô tội, mới xuống chiếu trả lại ruộng đất để minh oan cho người có công lao. Sau khi ông mất, nhân dân thương tiếc lập đền thờ ở quê hương.

 

Sự nghiệp oai hùng và tài đức của danh tướng Trần Nguyên Hãn sống mãi với non sông đất nước.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Sự tích về chúa Nguyễn Ánh và núi Bà Đen (18-02-2024)
    Chuyến thám hiểm dãy Trường Sơn của bác sĩ Yersin 133 năm trước (14-02-2024)
    Thêm 29 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia (18-01-2024)
    Tặng thưởng Huân chương Dũng cảm cho 'thủ lĩnh' nhóm cứu hộ FAS Angel (26-12-2023)
    Bolero trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại (06-12-2023)
    Bảo tồn nghề truyền thống của người Tày gắn với phát triển du lịch cộng đồng (27-11-2023)
    Dòng chảy văn hóa Việt trong thiết kế nội thất (21-10-2023)
    Hội thảo đẩy mạnh sự phát triển võ cổ truyền Việt Nam (03-08-2023)
    Phát hiện khẩu súng thần công dài gần 2 m thời triều Nguyễn (16-07-2023)
    Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam được UNESCO vinh danh, giờ ra sao? (17-06-2023)
    Hành trình 30 năm Di sản văn hóa Huế hội nhập thế giới (15-06-2023)
    Khai mạc hội Gióng - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (26-05-2023)
    Thành kính lễ Giỗ Tổ Hùng Vương tại Liên bang Nga (29-04-2023)
    Festival nghề truyền thống Huế 2023: Tôn vinh tinh hoa nghề bún (29-04-2023)
    Sắc phong Việt Nam bị rao bán tại Trung Quốc: Các bên tiếp tục phối hợp xử lý (20-04-2023)
    Mở lối cho việc trùng tu biệt thự Pháp cổ xuống cấp tại Hà Nội (15-04-2023)
    Ông Mai Hữu Tín tiếp tục được bầu Chủ tịch Vovinam Việt Nam (15-04-2023)
    Sắc phong của Việt Nam có thể bị rao bán ở Trung Quốc, Bộ VHTT&DL lên tiếng (12-04-2023)
    UNESCO 'hiến kế' cho Hà Nội bảo tồn và phát huy giá trị di sản (27-03-2023)
    Vị Công tôn nữ cuối cùng làm gối tựa cung đình Huế qua đời (25-03-2023)

Các bài viết cũ:
    Giang Văn Minh: Vị sứ thần bất khuất  (30-09-2013)
    Bùi Thị Xuân (23-09-2013)
    Nguyễn Du (1766-1820) (17-09-2013)
    Tuệ Tĩnh (09-09-2013)
    Chu Văn An (03-09-2013)
    Đỗ Quang (1807-1866), một tấm lòng yêu nước thương dân. (26-08-2013)
    Phạm Phú Thứ (1820 - 1882) (20-08-2013)
    Lý Nhân Tông (02-07-2013)
    Khúc Thừa Dụ  (28-05-2013)
    Nguyễn Bá Lân  (09-04-2013)
    Từ mùa xuân Kỷ Dậu ấy (14-02-2013)
    Trần Nhật Duật (15-12-2012)
    Mai Hắc Đế - Trần Quốc Vượng  (19-11-2012)
    Nguyễn Trường Tộ (01-11-2012)
    Lê Văn Duyệt  (25-10-2012)
    Hàm Nghi (08-10-2012)
    Lê Văn Khôi  (27-08-2012)
    Việt Vương Triệu quang Phục (? - 571)  (13-08-2012)
    ÔNG ÍCH ĐƯỜNG - người anh hùng trong cuộc dân biến năm 1908 ở Quảng Nam (10-06-2012)
    Trần Thủ Độ  (21-05-2012)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152892984.